【ghế bệt tựa lưng】Diễn đàn ‘Mỗi đứa trẻ là một nhân tài’: Con tôi thực sự có tài?
Với tất cả tình cảm và kỳ vọng của một người bố,ễnđànMỗiđứatrẻlàmộtnhântàiContôithựcsựcótàghế bệt tựa lưng lần đầu đón đứa con bé bỏng từ phòng sinh, tôi gửi vào con thật nhiều kỳ vọng, mong con trở thành một nhân tài để bố “nở mày nở mặt”. Tôi biết, “không thể bắt con cá leo cây”, mỗi đứa trẻ đều có một thế mạnh riêng. Vấn đề còn lại là phụ huynh nhận biết được thế mạnh của con, từ đó nâng đỡ, đồng hành để giúp con phát huy tối đa khả năng của mình. Lý thuyết là vậy. Nhưng, nếu bạn đang là ông bố, bà mẹ, bạn sẽ thấy, thật không dễ dàng trong việc nhận biết khả năng riêng của đứa con bé bỏng là gì. Qua quan sát mỗi ngày, tôi thấy bé có khả năng tưởng tượng phong phú. Thấy bé thích học vẽ, tôi cho bé học lớp vẽ ngoại khóa. Thầy giáo gặp riêng tôi và chia sẻ: “Con của anh có khả năng tưởng tượng tốt và có thể phát triển theo con đường hội họa”. Đó là hôm được yêu cầu sáng tác tranh theo chủ đề tự do, bé đã vẽ một con dê có đôi cánh bay cùng đám mây trắng dưới ánh nắng chan hòa. Tôi khấp khởi trong lòng: lẽ nào con trai sẽ trở thành một danh hoạ? Từ đó, tôi đã nhìn con như nhìn một danh hoạ tương lai.
Nhưng sau đó bé giảm dần đam mê vẽ khi vào lớp 1. Bé chuyển sang mê kiến. Bé thuộc tên khoa học, đặc tính, đặc điểm của hàng trăm loại kiến khác nhau và có thể say sưa kể về chúng liên tục cả tiếng đồng hồ. Đặc biệt, bé xin bố mua một số loại kiến độc đáo về để nuôi dưỡng như nuôi thú cưng. Năm lớp 6, ngoài giờ học ở trường là bé lao vào nghiên cứu kiến như một nhà khoa học. Tôi lại say đắm quan sát con như ngắm một nhà khoa học đang trong lab. Bỗng một ngày, tôi phát hiện ra bầy kiến cưng của con đã chết khô. Hóa ra thằng bé đã hết mê kiến, chuyển qua mê khoa học vũ trụ từ lúc nào. Lên lớp 7, thằng bé vùi đầu vào xem clip liên quan đến vũ trụ và tàu con thoi. Cậu có thể kể vanh vách cho bố nghe nguồn gốc các chòm sao, nguyên lý vận động của hệ mặt trời. Cậu có thể thức để xem trực tiếp công ty Space X phóng tàu con thoi. Đến giai đoạn này thì ông bố hoang mang. Sở thích, năng khiếu của con thay đổi chóng mặt. Cậu bé lại học không tốt đều các môn học ở trường. Cháu học tốt môn tiếng Anh, còn lại, các môn khác đều lởm khởm lắm. Tôi chủ trương không tạo áp lực về mặt điểm số đối với con và tạo điều kiện tối đa để con được phát triển năng khiếu riêng. Nhưng đến giai đoạn này, tôi thực sự lúng túng. Đầu tháng 3/2021, tôi và vợ cùng đưa ra quyết định: dắt con đến tham quan và đăng ký học ở một trường quốc tế tại quận Gò Vấp. Trường này theo đuổi mục tiêu “tận tâm ươm dưỡng nhân tài”. Tức, tập thể giáo viên ở đây tin rằng, mỗi đứa trẻ có thể là một nhân tài, nếu nhận biết được khả năng của chúng và nuôi dạy trong một môi trường giáo dục phù hợp.
Tôi tin rằng con mình có tài và cố quan sát xem vấn đề của con nằm ở đâu. Trong lúc tìm vấn đề của con thì tôi lại phát hiện vấn đề của bản thân. Tôi đã “sai từ đầu” khi kỳ vọng con trở thành nhân tài, tức chỉ chăm chăm nghĩ về quả chín khi bé đang như một búp non mới nhú. Tôi đã không tập trung nhìn vào việc chăm bẵm mầm non ấy ra sao mà chăm chăm tìm xem trái chín ở đâu. Như vậy, nhận ra năng khiếu của con thế nào? Giúp con phát triển tài năng bằng những hành động ra sao? Đó đều là vấn đề của cha mẹ. Song song với việc học của con, cha mẹ cũng cần học cách làm cha mẹ để nhận biết, nâng đỡ và đồng hành cùng con một cách chính xác và hiệu quả hơn. Vì vậy, có thể nói, trước khi hỏi “con có phải là một nhân tài không”, cần hỏi câu “cha mẹ đủ tầm hiểu biết, đủ năng lực để phát hiện và nâng đỡ tài năng cho con hay không. Phụ huynh nào có cùng nỗi loay hoay như tôi, xin cùng chia sẻ. Trần Nam (phường 10, quận Gò Vấp)Bạn đọc quan tâm đến vấn đề này, có thể gửi bài viết tham gia diễn đàn qua địa chỉ email: [email protected]
Trường Quốc tế Nam Mỹ UTS - Ngôi trường liên cấp hiện đại và ưu việt, cung cấp chương trình phổ thông song ngữ và quốc tế từ Lớp 1 đến Lớp 12.Là thành viên của Hệ thống Giáo dục Văn Lang với hơn 25 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục, UTS quan niệm mỗi đứa trẻ đều là một nhân tài sở hữu những tài năng mà một nhà giáo dục tâm huyết luôn tìm thấy. Và nhà trường theo đuổi sứ mệnh là người đồng hành cùng các em học sinh trên hành trình khai phá tiềm năng của mình. Thông tin liên hệ: Website: https://utschool.edu.vn/vi/ Hotline: (028) 710 78887Email: [email protected] Facebook: https://www.facebook.com/NamMyUTS/